CÂY MẬT NHÂN - PHÚ QUỐC
Hotlien: 0908.645.829/ 0977.330.629
Cây Mật nhân Phú Quốc hay còn gọi là cây Bá bệnh, tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack (hay là Tongkat ali), thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae ) - là cây thuốc quý có khả năng trị nhiều bệnh. Hoạt chất của cây làm tăng sức khoẻ nói chung, chữa chứng ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mỏi lưng....
Cây mật nhân
Quý khách có thể ngâm thân cây, rễ cây với rượu và để dùng. Lưu ý cần phải thái nhỏ thân rễ trước khi ngâm rượu để chất trong cây hòa tan dể dàng vào trong rượu.
Theo kinh nghiệm dân gian, thân cây, rễ cây mật nhân (có vị đắng, tính mát) phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống để trị bệnh. Vỏ thân mật nhân dùng làm thuốc bổ, chữa trị ăn uống không tiêu, phối hợp với rễ chữa đau lưng, nhức mỏi, đau bụng kinh của phụ nữ. Quả chín ăn được, chữa lỵ và tiêu chảy. Lá nấu nước trị ghẻ, lở ngứa. Một tác dụng khác của cây Mật nhân đã được chứng nhận với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên.
Để sử dụng mật nhân chữa bệnh, người dân cần có chỉ định của các thầy thuốc, lương y có kinh nghiệm. Những người có đề kháng yếu, trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày… nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là phụ nữ có thai không nên dùng cây này làm thuốc.
Mật nhân có thân gỗ, cao từ 4-8m, thân nhỏ ít phân cành. Loài cây này có lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11.
Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ, ở nước ta cây mọc chủ yếu tại miền Trung, Đông Nam Bộ và trong rừng Phú Quốc.
Đăng nhận xét